An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ giúp phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua đường tiêu hóa, mà còn góp phần tăng cường sức đề kháng, phát triển thể chất và trí tuệ cho mỗi người.

          Những nguy cơ từ thực phẩm kém an toàn

Theo Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế, những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm gồm:

  • Vi sinh vật: Vi khuẩn, vi-rút gây bệnh tiêu hóa.
  • Hóa chất: Thuốc trừ sâu, chất bảo quản, phụ gia không được phép.
  • Độc tố tự nhiên: Nhữu loại cá, nấm, củ, khoai mì có thể gây ngộ độc.
  • Thực phẩm hư hỏng, biến chất: Các món ăn không được bảo quản đúng cách.

Những đối tượng dễ bị tác động bởi thực phẩm kém an toàn bao gồm trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý mãn tính.

          10 nguyên tắc vàng đảm bảo an toàn thực phẩm

  1. Chọn thực phẩm an toàn: Rau, quả ăn sống phải ngâm và rửa sạch, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.
  2. Nấu chín kỹ thức ăn: Đảm bảo nhiệt độ bên trong đạt ít nhất 70°C.
  3. Ăn ngay sau khi nấu: Thức ăn để lâu rất dễ nhiễm vi khuẩn.
  4. Bảo quản thức ăn đã nấu chín đúng cách: Giữ nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C.
  5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Thức ăn đã chế biến cách đó 5 tiếng phải đun nóng lại.
  6. Tránh nhiễm khuẩn chéo: Không để thức ăn chín tiếp xúc với thức ăn sống.
  7. Rửa tay sạch trước khi chế biến và trước khi ăn.
  8. Giữ sạch dụng cụ chế biến thức ăn.
  9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và động vật.
  10. Dùng nguồn nước sạch: Không uống nước lã, nước đá không rõ nguồn gốc.

          Hãy trở thành người tiêu dùng thông thái

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi người. Hãy chọn những nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng, duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng, và tuân thủ các nguyên tắc an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Tác giả Lê Ngọc Anh